Cần phải biết những chú ý sau khi tổ chức lễ cưới

Trong tiệc cưới, ngoài những nghi lễ bắt buộc cần phải làm thì sẽ còn cả những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết để đám cưới được thành công. Những lưu ý này sẽ giúp cô dâu và chú rể tránh chuyện xui rủi và gặp nhiều may mắn nên hãy đọc kĩ và thực hiện chúng nhé.

Cần phải biết những chú ý sau khi tổ chức lễ cưới

Trong tiệc cưới, ngoài những nghi lễ bắt buộc cần phải làm thì sẽ còn cả những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết để đám cưới được thành công. Những lưu ý này sẽ giúp cô dâu và chú rể tránh chuyện xui rủi và gặp nhiều may mắn nên hãy đọc kĩ và thực hiện chúng nhé.

=======>Xem thêm: Cách tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới hiệu quả

Chọn ngày cưới hợp tuổi cô dâu

Cần phải biết những chú ý sau khi tổ chức lễ cưới

Ngày cưới cần phải được xem xét kĩ lưỡng và chọn ra ngày đẹp nhất

Đám cưới chỉ có một lần trong đời, vì vậy nên chọn một ngày “đẹp” là điều cần thiết. Bạn có thể nhờ những người cao tuổi xem ngày nào đẹp, giờ nào đẹp dựa theo năm tuổi của cô dâu. Lưu ý dành cho bạn đó là nên tránh cưới khi cô dâu có năm tuổi đuôi 1, 3, 6 , 8 để tránh những xui rủi.

Không cưới khi nhà có tang

Nếu như cha mẹ của cô dâu và chú rể mất thì sẽ phải để tang 3 năm, là ông bà thì ngắn hơn – một năm. Nếu đang để tang thì cô dâu và chú rể tuyệt đối không làm đám cưới.

Mời cưới sau ăn hỏi

Nhà gái nên đợi ăn hỏi xong rồi mới cưới thì sẽ thích hợp. Nếu như cặp đôi quyết định ăn hỏi và lễ cưới cùng lúc thì không cần đợi mời trước cũng được, còn nhà trai thì mời trước ngày ăn hỏi không sao hết.

Bàn thờ gia tiên

Bàn thời gia tiên là nơi để mọi người làm lễ, cặp đôi thắp hương cúi lạy tổ tiên nên đây sẽ là nơi cần sự trang nghiêm nhất, sạch sẽ nhất. Các mâm cỗ cúng cũng cần phải sắp xếp đẹp mắt và đầy đủ các vật cần thiết như xôi, gà, rượu, hoa quả…

Không đổ vỡ

Cần phải biết những chú ý sau khi tổ chức lễ cưới

Ngày cưới chúng ta không nên để xảy ra đổ vỡ

Cũng giống như ngày mùng 1, người xưa quan niệm rằng đổ vỡ trong ngày vui sẽ là điềm xấu nên mọi người cần hạn chế làm vỡ cốc chén, gãy đũa…Nếu quá đông khách mời, khó có thể hạn chế đổ vỡ thì bạn có thể nhắc nhẹ để mọi người cẩn thận hơn.

Cô dâu cần trốn trong phòng

Theo phong tục xưa thì cô dâu sẽ không lộ mặt cho đến khi chú rể đến đón. Tuy nhiên ngày nay đa phần các cô dâu sẽ tiếp khách trước giờ rước dâu khoảng 2 tiếng sau đó thì thay đồ và trang điểm. Sau khi đã thay váy và trang điểm thì lúc này cô dâu sẽ không ra khỏi phòng và đợi chú rể rồi mới ra ngoài chào mọi người.

Mẹ chú rể không đứng trước phòng cô dâu

Để tránh xung khắc giữa cô dâu và mẹ chú rể thì mẹ chú rể sẽ không đứng trước phòng cô dâu mà chỉ xuất hiện khi làm lễ gia tiên.

Mẹ cô dâu không đưa dâu

Người xưa có câu cha đưa mẹ đón. Mẹ cô dâu sẽ không đưa con gái về nhà chồng vì có thể sẽ bịn rịn và không dứt khoát.

Cô dâu không quay đầu

Trên đường đưa dâu thì cô dâu sẽ chỉ được nhìn thẳng mà không được quay đầu ngoái lại vì người xưa quan niệm rằng nếu quay đầu thì cô dâu sẽ không thể một lòng một dạ với nhà chồng, vẫn lưu luyến chưa muốn lấy chồng. Thâm chí, ngay cả phù dâu hoặc người hỗ trợ cầm đồ cũng không được ngoái đầu lại.

Vứt gạo, muối hoặc tiền trên đường

Dây là tập tục có ở nhiều nơi, cô dâu hoặc một người cô, phù dâu sẽ ném những nắm gạo, tiền lẻ khi đi qua cầu hoặc ở các ngã 3 – ngã 5 – ngã 7 để cầu suôn sẻ, giàu sang và bình an cho căp đôi.

Những ai không được vào phòng tân hôn của cô dâu chú rể

Phòng tân hôn có vai trò đặc biệt, là nơi mà cặp đôi trở thành một đội vợ chồng và bắt đầu cuộc sống hôn nhân nên những người như phụ nữ góa, người mang thai, người ly dị, người có tang, người hiếm muộn…sẽ không được vào phòng tân hôn. Trong phòng tân hôn cũng không nên có những vật đen đủi như vật dụng cũ, đồ vật hỏng, vũ khí, vật sắc…

 Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những chú ý cần phải biết tổ chức sự kiện đám cưới. Đây đều là những quan niệm truyền thống, tục lệ xưa nên bạn hãy cố gắng làm theo để có một tiệc cưới thành công nhé. Chúc bạn tổ chức được một lễ cưới hấp dẫn và đáng nhớ nhé.